Thằng nhân viên nó hỏi: "Anh Đạt, em nghe nói Trung Quốc sắp đánh nước mình hả?"
Mình kể cho nó hiện trạng và những cột mốc lịch sử liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa.
Đại bộ phận dân chúng đều chưa quan tâm, hoặc hiểu rõ về bản chất của hai quần đảo đó. Hệ quả của một phương cách tuyên truyền!
Bây giờ, báo chí dễ thở hơn, những tranh chấp, những vấn đề lịch sử được lật ra từ từ. Dân chúng quan tâm, và quan ngại theo kiểu đồn đại nhau.
Nhân viên nữ của mình nói "Có đánh nhau, em ra nước ngoài ở"
Nhân viên nam nói: "Chắc em phải làm cái hộ chiếu, he he, mấy thằng bạn em mới đi nghĩa vụ về, la rằng mới được có mấy năm mà coi bộ phải cầm súng lại rồi".
Đó là thái độ với chiến tranh. Dù chưa biết chiến tranh sẽ xảy ra như thế nào. Và chưa biết mỗi bản thân chúng ta hành xử như thế nào lúc đó.
Ba má mình hay băn khoăn thời cuộc mỗi lần vào bữa cơm trưa. "Ba má trải qua thời đó rồi, chỉ sợ thế hệ các con...., má sợ..."
Mình thì cứ vừa nhai vừa phán "con xung phong trước". Bị chửi té tát!
Chiến tranh là điều không bao giờ dứt. Việt Nam, cột mốc 1975 không phải là xa, 1979 nằm kề, và những dai dẳng thập niên 80 ở biên giới. Một cuộc chiến tiếp theo ở nước ta, ai dám nói là không thể?
Chiến tranh và cái chết. Thật mơ hồ.
Cũng mong nó đừng xảy ra, vì chiến tranh là điều vô nghĩa, vì chiến tranh là sự loại bỏ nhau để tồn tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét