Mỗi dịp 20-11, mình cứ nhớ hình ảnh thời tiểu học, cầm trứng gà đi tặng cô. Má mình dạy lớp 5 cùng trường, quen và hiểu mấy cô nhất, và nên mình rất tự tin khi cầm mớ trứng gà bao bọc cẩn thận tới nhà. Lớp 1, trứng. Lớp2, trứng. Lớp 3, trứng. Lớp bốn, cũng vậy. Lớp 5, má dạy, khỏi (he he).
Ngồi nghĩ, tính ra, trứng gà ngon và thực dụng thật. Khỏi phải bàn tới trứng "gà nhà em đẻ" nhé, tròng đỏ sát vách. Ăn trứng luộc, ngon, cô thích và cô nhớ. Chắc vậy. Chỉ cần cô thích là được rồi.
Tuy nhiên, hình ảnh đầu đời với bịch trứng, sợ bể, ngấp nghé trước cổng nhà cô, sao nhớ mãi thế không biết. Có đứa thấy và nghe mình cầm trứng đi, cười hí hố. Dịp Tết Thầy Cô, nhớ nhớ dáng mình tí toe nhỏ tí đi cà nhúc cà nhích trong đám học sinh miền quê.
Nhà mình hầu hết là giáo viên. Những ngày lễ nhà giáo năm xưa cũng đầy ắp quà cáp. Học sinh tới lui muốn chóng mặt. Vui mà cũng mệt lắm kia. Mình phải khều dừa cho tụi nó uống. Nấu nước sôi chế mì tôm cho chúng. Và phải dẫn chúng lên đồi hái cò ke (chán, cò ke chín đúng mùa ni). Chúng về, dừa trụi lủi.
Lên cấp II, mình làm lớp trưởng nên có vai trò. Gom tiền, phân công mua và gói quà, và dẫn bầy đàn lũ lượt tới nhà thầy cô. Í, cấp I chỉ duy nhất một cô giáo. Lên cấp II, thầy cô mỗi môn một người. Rệu cẳng, vì phải đạp xe tới nhà. Rệu mỏ vì hò hét, và cứ lặp đi lặp lại câu chúc.
Tới lớp 9, bỗng nhiên tinh thần 20-11 suy giảm trầm trọng. Hẻo lắm. Mà cả mình cũng cảm thấy vậy. Diễn tiến cho có lệ.
Lên cấp III, cũng làm lớp trưởng tiếp ba năm liền. Năm đầu tiên ở môi trường mới, mình muốn làm gì đó để quay lại cảm giác xưa. Dẫn các bạn tới tặng hoa nhà từng cô thầy. Chỉ là hoa, nhưng một vài trong số người nhận cảm thấy xúc động, nhất là cô dạy thể dục và vợ thầy chủ nhiệm. Và mình chẳng bao giờ quên niềm vui khi thấy cô vui vẻ vậy. Bởi bông hoa mình tặng có chứa thành tâm, và cảm xúc của cô là cảm xúc thật.
Lớp 11, lớp 12, chẳng muốn đi chúc thầy cô nữa. Chẳng có động lực.
Giờ đây ngẫm nghĩ, tại sao ngày 20-11 lại nhạt phai theo năm tháng học tập? Có phải tự thân việc quà cáp xưa nay đã tạo ra áp lực, và bây giờ nó giải phóng nó đi, học trò hoá ra vô cảm? Hay do thầy cô, không đọng lại gì trong góc tâm hồn học sinh?
Xét về mặt tự nhiên, để con người ta trao nhau một món quà hay một bông hoa, ắt phải tình cảm sâu lắng lắm, long trọng lắm. Còn nếu như, nó được trao đi như một quy định ép buộc, hay một lý do không tốt đẹp, thì thể thức chẳng bền lâu. Liệu bao nhiêu hoa hoặc quà trong ngày Nhà giáo hiện nay là xuất phát từ chân tình. Có vẻ ít!
Má mình là một giáo viên kỳ cựu. Việc dạy học trải qua hai chế độ, dạy qua nhiều thế hệ học sinh, đã nhận xét "Chỉ có lớp học trò xưa mới còn trân trọng tình cảm cô-thầy". Bằng chứng, hằng nằm ba má mình mỗi lần đi dự lễ về, đều rất vui vì tình cảm của thế hệ học trò - mà bây giờ đã có cháu nội, ngoại.
Còn ba, khi nghe nói tới tụi con sao chẳng nhớ thầy cô hết gì hết, ổng phán: "Ờ, hồi đó có thời người ta truyền miệng nhau NHẤT Y NHÌ DƯỢC, TẠM ĐƯỢC BÁCH KHOA, và CHUỘT CHẠY CÙNG SÀO MỚI VÀO SƯ PHẠM". Hoá ra, nói chơi chơi, bây giờ nước Việt mình lãnh đủ với cái câu đó. Hậu quả ghê gớm thật.
CC ko dong y. De vao duoc SP ko de ti nao dau nha!
Trả lờiXóaBạn Đạt nói là "hồi đó", tức là giai đoạn sau chiến tranh. Còn bi giờ đỡ hơn nhiều. Biết là chờ một kết quả tốt trong tương lai, nhưng không dám lạc quan quá.
Trả lờiXóaqua la phuc Mr, con co thoi gian hoi tuong...Truoc mat...hic...toan nguoi va nguoi 20/11 tu nay ve sau la vay.
Trả lờiXóaDu sao thi trung ga cung oach lam, ngay xua tieu hoc minh lam lop truong lai tang thay 1 bo hoa van tho...thay chi nhin ma ko chiu cam...gio nghi thay que thiet
Đat viet bai nghe hay thiet. Con nho den 20/11 la nguoi co tam roi do.
Trả lờiXóa