Tác phẩm này toát lên một cái gì đó rất trẻ, và chân thực. Dương Thụy là cô gái Sài Gòn, nhưng mình đoán, cô ta ngoài cái đầu thông minh cởi mở, còn có cái hài hước rất miền Trung.
Xét về mặt dư vị, "Oxford thương yêu" chẳng để lại gì. Nó chỉ là một câu chuyện, về học hành, yêu, và khác biệt văn hóa Đông - Tây. Cuốn sách thực sự lôi cuốn ở hai phần ba đầu. Mình nghĩ, may mà đọc sớm, chứ 30 tuổi mình chẳng thèm coi ba cuốn này. Sách này của tuổi 20.
Có thể ai đó sẽ mong trở thành một người trí tuệ và hoàn hảo như Dương Thụy đã xây dựng nhân vật. Có thể ai đó đọc xong, mơ về một tình yêu dữ dội như của Kim với anh chàng Bồ Đào Nha. Hay ai đó bỗng yêu đất trời châu Âu, và bỗng nhiên nhìn đất Việt với cái nhìn "tiêu cực".
Điều thiếu trong cuốn sách, là không khơi gợi được một cái tình cho nước Việt thương yêu (chỉ yêu Oxford mà thôi). Có lẽ tác giả tả quá chân thực, theo một tư duy của "ai" đó - mà quan điểm cá nhân thì không thể chấp. Bởi thế nên mình chỉ nhìn nhận nó như nhật ký, hay một câu chuyện rất đời thường.
Haha, có người tính đi làm nhà phê bình văn học nữa hả trời.
Trả lờiXóaBữa sau ku dạy tau 1 khóa về chụp hình hén
(2 câu ko ăn nhập gì với nhau - haha)
Cu nào dzị?
Trả lờiXóaChụp hình hả. Thì lấy máy hình dí vô cái cần chụp rồi bấm thôi.